Đặc điểm Phân_người

Mô hình phân Bristol (Bristol Stool Scale) là bức tranh mô tả trợ giúp về mặt y học được thiết kế để phân loại hình dạng phân người thành bảy nhóm. Đôi khi tham khảm thêm tiêu chuẩn của Anh như "Meyers Scale" do tác giả K.W.Heaton tại đại học Bristol đề xướng và được xuất bản lần đầu trên Tạp chí Scandinavian Journal of Gastroenterology năm 1997.[4] Các dạng của phân phụ thuộc vào thời gian mà chúng nằm trong ruột già.[5]

  1. Tách rời, vón cục cứng, như hạt (khó ra được)
  2. Hình xúc xích nhưng thành cục
  3. Giống như đoạn xúc xích nhưng có vết nứt trên bề mặt
  4. Giống như đoạn xúc xích hay con rắn, trơn và mềm
  5. Các viên tròn mềm với gờ cạnh rõ, (ra được dễ dàng)
  6. Nhuyễn mịn với các cạnh không đều, phân xốp
  7. Lỏng, không có mẫu đặc. Hoàn toàn là chất lỏng

Các loại 1 và 2 biểu hiện táo bón. Loại 3 và 4 là phân tối ưu, đặc biệt là loại sau, vì đây là dễ đại tiện nhất. Các loại 5-7 liên quan đến xu hướng tiêu chảy hoặc đi nhanh.[5]

Phân su (Meconium) là phân của đứa trẻ mới sinh ra.

Màu

Phân người có sự thay đổi đáng kể về bề ngoài, tùy thuộc vào chế độ ăn uống và sức khỏe.

Màu nâu

Phân người thường có màu nâu nhạt, là kết quả của một hỗn hợp gồm mật, dẫn xuất bilirubin của stercobilinurobilin [6], từ các tế bào hồng cầu đã chết. Thường nửa đặc, với một lớp phủ chất dịch nhầy.

Màu vàng

Màu vàng của phân có thể do nhiễm tác nhân giardiasis, xuất phát từ gốc từ Giardia, một loại ký sinh trùng roi đơn bào kỵ khí rất nhỏ, có thể gây ra tiêu chảy nặng và bệnh truyền nhiễm. Một nguyên nhân gây ra vàng nữa là Hội chứng Gilbert. Phân vàng cũng cho biết thực ăn đi qua đường tiêu hóa tương đối nhanh.  Ngoài ra tình trạng vàng của phân cũng gặp ở những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Màu nhạt hoặc xám

Phân có màu nhạt hoặc xám do thiếu mật gây ra bởi tình trạng viêm túi mật, sỏi mật, nhiễm ký sinh trùng giardia, viêm gan, viêm tụy mãn tính, hoặc xơ gan.  Muối mật từ gan cho phân màu nâu. Nếu giảm sản lượng mật, phân có màu sáng hơn.

Đen hoặc đỏ

Màu đen của phân do sự hiện diện của các tế bào hồng cầu ở trong ruột đủ lâu đã bị phân hủy bởi các enzym hệ tiêu hóa. Đều này được xem là melena (đại tiện phân đen) và thường do chảy máu ở đường tiêu hóa trên, chẳng hạn như từ viêm loét dạ dày tá tràng xuất huyết. Tình trạng có thể gây ra máu trong phân bao gồm bệnh trĩ, vết nứt hậu môn, viêm túi thừa, ung thư đại trực tràng và viêm loét đại tràng. Sự thay đổi màu sắc tương tự có thể quan sát thấy sau khi tiêu thụ thực ăn có chứa một tỷ lệ đáng kể máu động vật, chẳng hạn như bánh pudding đen hoặc tiết canh. Phân đen cũng có thể do một số loại thuốc uống vào, như bismuth subsalicylate (các thành phần hoạt chất trong Pepto-Bismol), và chế độ ăn uống bổ sung sắt, hoặc các loại thực phẩm như củ dền, cam thảo đen, hoặc quả việt quất.[7]Hematochezia ra đoạn phân có màu đỏ tươi do sự có mặt của máu dưới dạng không tiêu, xuất phát từ phần thấp hơn ở đường tiêu hóa, hoặc từ đường tiêu hóa trên. Chứng nghiện rượu cũng gây ra những bất thường trong đường đi của máu khắp cơ thể bao gồm cả việc đi qua phân màu đỏ-đen. Bệnh trĩ cũng gây ố màu đỏ trên phân, bởi vì quá trình phân rời khỏi cơ thể có thể nén và vỡ trĩ gần hậu môn.

Màu xanh da trời

Xanh phổ hoặc xanh da trời, một màu được sử dụng trong điều trị hội chứng nhiễm phóng xạ cấp tính, Xêsi, và ngộ độc tali, có thể làm phân chuyển sang màu xanh. Tương tự khi ăn rau xanh hoặc các thức phẩm có màu xanh, như curaçao xanh hoặc soda nho.[8]

Bạc

Phân có một màu bạc xỉn hay màu sơn nhôm như phân cò nguyên nhân bởi tắc mật của bất kỳ type nào (Phân trắng kết hợp với xuất huyết tiêu hóa (phân đen).Nó cũng có thể gợi ý một ung thư biểu mô - bóng Vater, với triệu chứng chảy máu đường tiêu hóa và tắc nghẽn đường mật, dẫn đến phân bạc.[9]

Xanh

Phân có màu xanh lá cây có thể do một lượng lớn mật chưa qua xử lý ở đường tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy có mùi nồng.  Kẹo cam thảo, kẹo này thường được làm bằng dầu hồi hơn là thảo mộc cam thảo, và chủ yếu là đường. Ăn quá nhiều đường hay nhạy cảm với dầu hồi có thể gây ra phân lỏng, và có màu xanh lá cây.[10] Phân màu xanh lá cây cũng có thể là kết quả của việc tiêu thụ quá nhiều phẩm nhuộm màu xanh lá, thấy trong bánh  Halloween Whopper của Burger King.[11]

Màu tím

Màu tím của phân có thể là một triệu chứng của bệnh rối loạn chuyển hóa porphyria.

Mùi

Phân sở hữu một mùi hôi sinh lý, thay đổi theo chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe. Ví dụ, protein thịt chứa rất nhiều lưu huỳnh- với các axit amin methionine, là tiền thân của các hợp chất chứa lưu huỳnh, sẽ được liệt kê dưới đây.[12][13][14][15][16] Mùi của phân người được tạo thành từ các chất bay hơi có mùi như sau:

  • Methyl sulfides
    • methylmercaptan/methanethiol (MM)
    • dimethyl sulfide (DMS)
    • dimethyl trisulfide (DMTS)
    • dimethyl disulfide (DMDS)
  • Benzopyrrole volatiles
  • Hydro sulfua (H2S)

(H2S) là hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi phổ biến nhất trong phân.[13] Mùi phân có thể tăng lên khi có nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm:[17]

  • Bệnh Celiac
  • Bệnh Crohn
  • Viêm loét đại tràng[18]
  • Viêm tụy mãn tính
  • Xơ nang
  • Nhiễm trùng đường ruột, ví dụ. Nhiễm trùng Clostridium difficile.[19]
  • Hấp thu kém
  • Hội chứng ruột ngắn

Nỗ lực giảm bớt mùi của phân (và trung tiện) phần lớn dựa trên nghiên cứu động vật được thực hiện với các ứng dụng trong công nghiệp, chẳng hạn như giảm tác động môi trường trong chăn nuôi lợn. Nhiều chế độ ăn uống cải tiến/bổ sung đã được nghiên cứu, bao gồm:

  • Than hoạt tính[20] (Trong nghiên cứu này người ta thấy rằng than hoạt tính ở liều 0,52g bốn lần một ngày không ảnh hưởng đáng kể đến việc giải phóng khí phân.)
  • Bismuth subsalicylate[21]
  • Chloryphyllyn
  • Các loại thảo mộc như hương thảo
  • Yucca schidigera[22]
  • Kẽm axetat[22]

Đặc tính hóa học trung bình

Trung bình, mỗi người loại bỏ 128 g phân tươi mỗi ngày với giá trị pH khoảng 6.6. Phân tươi chứa khoảng 75% nước và phần rắn còn lại có 84-93% là chất rắn hữu cơ.

Các chất rắn hữu cơ này bao gồm:25 đến 54% sinh khối vi khuẩn, 2-25% protein hoặc chất đạm, 25% carbohydrate hoặc thực vật không tiêu và 2-15% chất béo. Protein và chất béo đến từ chất tiết đại tràng, biểu mô rụng và hoạt động của vi khuẩn đường ruột. Những tỷ lệ này thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ ăn uống và trọng lượng cơ thể.[23]

Các chất rắn còn lại bao gồm canxi và sắt phốt phát, dịch tiết đường ruột, một lượng nhỏ tế bào biểu mô khô và dịch nhầy.[23]

Giá trị pH phân của người khỏe mạnh là 6,6 pH.[24]

Tàn dư thực ăn chưa tiêu

Đôi khi thức ăn xuất hiện trong phân. Các loại thức ăn không tiêu hóa được thường thấy là hạt, quả hạch, ngô và đậu, chủ yếu là do hàm lượng chất xơ cao trong thành phần. Củ cải đường có thể biến màu sắc phân khác nhau của màu đỏ. Màu thực phẩm nhân tạo trong một số thức ăn chế biến, chẳng hạn như ngũ cốc ăn sáng đóng gói với rất nhiều màu sắc, đóng gói bữa sáng ngũ cốc, có thể gây ra màu bất thường của phânnếu ăn đủ số lượng.

Các loại không tiêu hóa được như hạt giống có thể vượt qua hệ thống tiêu hóa để đi ra ngoài, và sau đó chúng nảy mầm. Ví dụ như cây cà chua phát triển nơi bùn thải được sử dụng làm phân bón

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phân_người http://news.discovery.com/human/will-the-future-be... http://www.livestrong.com/article/472989-can-licor... http://medical-dictionary.thefreedictionary.com/st... http://www.bt.cdc.gov/radiation/prussianblue.asp //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1027231 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3223289 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3580696 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11294313 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12854812 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15206616